Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Hỗ trợ King Group cho vay sinh viên


Tuy nhiên, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, tác động từ chính sách lãi suất của FED không tác động nhiều đến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo chiều hướng bất lợi.
“Việc FED tăng lãi suất trong tháng 3 không tác động nhiều đến dòng vốn nước ngoài do phần lớn các quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam với định hướng đầu tư dài hạn. Những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài là kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, quy mô thị trường gia tăng do có thêm nhiều cổ phiếu chất lượng cao được niêm yết và việc đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa”, báo cáo của Uỷ ban viết.
Cùng đó, đầu mối giám sát thị trường này nhận định, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD vẫn đang có lợi cho việc nắm giữ VND. Những năm gần đây, sự ổn định của tỷ giá USD/VND là một trong những lợi thế của Việt Nam trong thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
“Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam”, Uỷ ban Giám sát nhận định, đi cùng với dẫn chứng, giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3 vừa qua cao nhất từ đầu năm, đạt 303 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm 2017, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 554 triệu USD (trong đó có 418 triệu USD trái phiếu, 136 triệu USD cổ phiếu).
Cũng theo báo cáo trên, đến cuối quý I/2017, tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 23,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,2% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 6,2%.

Ngoài ra, báo cáo của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng điểm lại biến động của lãi suất nổi lên từ đầu tháng 3 vừa qua.
Theo Uỷ ban, trong quý I/2017, thanh khoản của hệ thống có dấu hiệu căng thẳng nhẹ tại một vài thời điểm, chủ yếu do thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng thương mại nhỏ. Song, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều tiết thanh khoản của hệ thống qua OMO.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng mạnh trong tháng 1, hút về lượng tiền lớn trong tháng 2 và tiếp tục hỗ trợ hệ thống trong tháng 3. Tính lũy kế từ đầu năm đến 28/3, cơ quan này đã bơm ròng khoảng 12 nghìn tỷ đồng.
Điểm được nhắc lại là hiện tượng một số ngân hàng thương mại tăng phát hành giấy tờ có giá khiến lãi suất ở các kỳ hạn dài (5 năm,7 năm) lên mức cao 9,2%/năm. Trong khi đó có một số ngân hàng giảm nhẹ lãi suất huy động.
Hiện tượng trên, theo Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, chủ yếu mang tính cục bộ và tính mùa vụ, thể hiện ở ba điểm chính.
Thứ nhất, thanh khoản của toàn hệ thống mặc dù kém dồi dào hơn do tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động, song thanh khoản của hệ thống vẫn ở mức an toàn. Đến hết quý I/2017, tín dụng có tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cao hơn tốc độ tăng của huy động vốn, nhưng chỉ số LDR (tín dụng/huy động) toàn hệ thống quý I/2017 vẫn ở mức khoảng 87%, tương đương cùng kỳ 2016.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét