Căn cứ các quy định hiện hành tại các luật: Luật Hải quan 2014, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013... thì người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) mới được thông quan hàng hóa.
Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp (DN) phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ liên quan như: Giấy phép (đối với hàng hóa XNK phải có giấy phép), giấy tờ về kết quả kiểm tra kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế), kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy... với hàng hóa XNK.
Ngoài các mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua như: Đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu... công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK nói chung và quản lý hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành nói riêng của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập như: Chưa theo kịp với xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế; Phương pháp quản lý còn thụ động; chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành; Chưa phát huy hết chức năng của hệ thống các công cụ quản lý, điều hành; Kéo dài tình trạng sử dụng các biện pháp hành chính, biện pháp kiểm tra theo lô hàng làm tăng chi phí; Kéo dài thời gian thông quan hàng hóa... Bài viết đưa ra một số đánh giá và giải pháp mang tính tổng quan để giúp người đọc có những nhìn nhận đánh giá được tổng thể thực trạng và một số định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành.
Thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
Tính đến tháng 15/12/2016, tổng số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành và thông quan hàng hóa XNK là trên 262 văn bản được quy định tại các Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành.
Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành ban hành nhiều, phạm vi điều chỉnh rộng, các mặt hàng chưa được xác định mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra vẫn đang tồn tại rất nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các bộ quản lý chuyên ngành ban hành không có mã số HS kèm theo cũng khiến cho cơ quan Hải quan và DN thực sự lúng túng khi áp dụng thực tiễn.
Website vay vốn sinh viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét